Quận nào ở TP.HCM có thể đón mưa trái mùa vào chiều tối nay?
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Ưu, nhược Hyundai Custin: 'Kẻ hủy diệt' Toyota Innova?
Trong phiếu báo mà chị P. nhận được vào tháng 4, tiền thuê trọ là 3,2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó tiền điện lên đến hơn 3,5 triệu đồng/tháng. Chính xác là 877 kWh. Mỗi kWh được tính 4.000 đồng. Tiền điện là 3.508.000 đồng, tức hơn tiền thuê trọ 308.000 đồng.
Charm Group mở ‘Siêu lễ hội’ biển hoành tráng tại Hồ Tràm dịp lễ 30.4
Đó là cảnh báo do ông Vassily Nebenzia, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, đưa ra trong một cuộc trả lời phỏng vấn đài RIA Novosti vào hôm 10.2. Đại sứ Nebenzia cho rằng thông tin "khó tin" về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine xuất phát từ "tâm trạng mệt mỏi" chung về cuộc khủng hoảng.Ông nhấn mạnh: "'Lực lượng gìn giữ hòa bình' không thể hoạt động mà không có lệnh của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Nếu không có lệnh như vậy, bất kỳ lực lượng quân sự nước ngoài nào được cử vào khu vực chiến sự sẽ được coi là những chiến binh thông thường".Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nghĩa là Moscow có thể phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào về việc gửi quân đội nước ngoài tới Ukraine.Hồi tháng 1, báo Anh Daily Telegraph đưa tin rằng Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thảo luận về khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, điều có thể diễn ra sau khi đạt được lệnh ngừng bắn.Tuy nhiên, tuần trước, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lưu ý rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình Đức tới Ukraine đều là "quá sớm và không phù hợp".Nhiều báo đài cũng cho hay khả năng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu là một trong những điểm trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Kế hoạch này được cho là cũng bao gồm loại bỏ việc kết nạp Ukraine vào NATO, và đóng băng xung đột dọc theo tiền tuyến hiện tại.Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 10.2 tuyên bố Nga chỉ tham gia đàm phán về thỏa thuận hòa bình ở Ukraine khi tất cả điều kiện do Tổng thống Vladimir Putin đề ra được đáp ứng. Các yêu cầu bao gồm việc Ukraine từ bỏ ý định gia nhập NATO và rút toàn bộ quân đội khỏi 4 tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia – những khu vực Nga tuyên bố sáp nhập năm 2022 nhưng chưa kiểm soát hoàn toàn.Ông Ryabkov nhấn mạnh: "Nếu Mỹ và phương Tây sớm thấu hiểu những yêu cầu này, xung đột tại Ukraine sẽ sớm có lối thoát."Trước đó, hãng tin AP dẫn phân tích của giới chuyên gia cho rằng Nga hiện không chịu sức ép phải đàm phán, do họ đang duy trì thế chủ động trên chiến trường. Trong khi đó, Ukraine đối mặt với thách thức về nhân lực, vũ khí và nguy cơ bị Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự.Nga đang tiến gần mục tiêu chiến lược tại Ukraine và không bị ảnh hưởng bởi các đe dọa trừng phạt từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kinh tế Nga cũng thể hiện khả năng phục hồi đáng kể dù chịu hàng loạt lệnh trừng phạt quốc tế.Trong một diễn biến liên quan, ông Trump tiết lộ cuối tuần qua rằng ông đã điện đàm với Tổng thống Putin và nhận thấy "tiến triển tích cực" hướng tới chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Điện Kremlin không xác nhận thông tin này.Về phía Nga, Thứ trưởng Ryabkov đánh giá cao thiện chí đối thoại của Mỹ nhưng nhấn mạnh Moscow chỉ chấp nhận đàm phán trên cơ sở bình đẳng. Ông nêu rõ: "Mọi thảo luận phải giải quyết gốc rễ xung đột và tôn trọng thực tế hiện trường. Áp đặt tối hậu thư lên Nga là hành động vô ích." Ông cũng cho biết hai bên chưa đạt thỏa thuận về việc thiết lập kênh liên lạc cấp cao.Trang Semafor hôm 10.2 dẫn các nguồn tin phương Tây tiết lộ Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Ukraine và Nga – ông Keith Kellogg – đang chuẩn bị kế hoạch chấm dứt chiến sự. Ông Kellogg cùng đoàn quan chức Mỹ sẽ tham dự Hội nghị An ninh Munich (Đức) tuần này và dự kiến gặp phái đoàn Ukraine do Tổng thống Volodymyr Zelensky dẫn đầu. Đài CBS News cho biết ông Zelensky cũng sẽ có cuộc tiếp xúc với Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance.
Chi cục Hải quan khu vực II vừa có thông báo đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng; doanh nghiệp kinh doanh phần mềm khai báo hải quan... tên 9 đơn vị hải quan (giữ nguyên mã hải quan) do Chi cục Hải quan khu vực II quản lý theo mô hình tổ chức bộ máy mới.Chi cục Hải quan khu vực II đề nghị doanh nghiệp thực hiện đổi tên đơn vị hải quan trên phần mềm khai báo và các phần mềm kết nối trao đổi thông tin với hệ thống của cơ quan hải quan kể từ ngày 15.3.2025.Danh mục các mã chuẩn phục vụ khai báo hải quan trên toàn quốc sẽ có thay đổi ở một số địa điểm làm thủ tục, sẽ được Cục Hải quan cập nhật thường xuyên tại Cổng thông tin https://www.customs.gov.vn, đề nghị doanh nghiệp tra cứu và khai báo đúng mã mới giúp quá trình thông quan hàng hóa được thuận lợi. Ngoài ra, thông báo cũng cho biết các đầu mối hỗ trợ để xử lý vướng mắc của doanh nghiệp khi làm thủ tục tại các đơn vị sẽ được cập nhật tại website https://kv02.customs.gov.vn.Trước đó, Cục trưởng Cục Hải quan có Quyết định 67 về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các vị trí Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Cụ thể, bổ nhiệm, điều động có thời hạn 5 công chức giữ chức vụ Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II. Bao gồm: ông Nguyễn Quang Thanh (nguyên Cục trưởng Cục Hải quan Huế); ông Bùi Tuấn Hải (nguyên Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đà Nẵng). Ngoài ra, có 3 Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II từng đảm trách vị trí Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM. Gồm ông Đỗ Thanh Quang, ông Phan Minh Lê và ông Nguyễn Văn Ổn. Như vậy, sau khi thay đổi cơ cấu tổ chức, Chi cục Hải quan khu vực II có thêm 2 Phó chi cục trưởng được điều từ hải quan Huế và Đà Nẵng vào; đồng thời bổ nhiệm, điều động và bổ nhiệm 16 công chức vào các vị trí trưởng phòng, đội trưởng... trực thuộc Chi cục.Trước đó, ngày 7.3, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm có thời hạn các chi cục trưởng và tương đương thuộc Cục. Trong đó, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM trước đây được bổ nhiệm giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II, kể từ ngày 15.3.Tên đơn vị hải quan cũTên đơn vị hải quan mớiCục Hải quan TP.HCMChi cục Hải quan khu vực IIChi cục Hải quan công nghệ caoHải quan Khu công nghệ caoChi cục Hải quan quản lý hàng đầu tưChi cục Hải quan Khu chế xuất Tân ThuậnHải quan Khu chế xuất Tân ThuậnChi cục Hải quan quản lý hàng gia côngChi cục Hải quan cảng Hiệp PhướcHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 2Chi cục Hải quan chuyển phát nhanhHải quan Chuyển phát nhanhChi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IIIHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực IVHải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế sân bay Tân Sơn NhấtHải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtChi cục Hải quan khu chế xuất Linh TrungHải quan Khu chế xuất Linh Trung
‘Quái xế’ xe máy phóng như bay ôm cua, suýt tông trực diện xe khách
Hoàn toàn có thể duy trì đời sống tình dục năng động sau tuổi 50

Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5: Đường phố TP.HCM thông thoáng
EVNHANOI giải thích vì sao hóa đơn tiền điện tháng 2 tăng cao
Ngày 31.12, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cuộc ẩu đả giữa tài xế xe dịch vụ và hành khách. Chỉ sau vài giờ đăng tải, đoạn clip dài 48 giây đã thu hút hàng ngàn lượt xem; nhiều người để lại bình luận, bức xúc trước hành vi côn đồ của tài xế.Clip ghi cảnh tài xế đè lên người hành khách đang ngã xuống ghế, bóp cổ rồi liên tục dùng tay đánh vào mặt. Khi những người xung quanh phản ứng, can ngăn thì tài xế mới dừng lại rồi chửi tục, đáp: "Đụng tao trước thì đánh chớ...".Theo thông tin mà PV Thanh Niên có được, người đàn ông mang áo xanh, đánh tới tấp vào hành khách trong clip là tài xế của nhà xe H.V (có trụ sở đóng tại TP.Huế); hành khách bị đánh là T.N.Q (18 tuổi, sinh viên đang theo học tại TP.Đà Nẵng).Trưa 30.12, Q. và chị gái đặt 2 vé của nhà xe H.V đi từ TP.Huế vào TP.Đà Nẵng để thi cuối kỳ. Nguyên nhân khiến Q. và nam tài xế này xảy ra mâu thuẫn là do nhà xe xếp sai vị trí ghế mà Q. đã đặt như ban đầu."Em đã đặt ghế giữa và ghế đầu cho 2 người nhưng lại xếp em ngồi cuối. Khi em thắc mắc là mình đã đặt 2 ghế là giữa và đầu thì tài xế không cho em nói hết câu, mà bảo là ngồi dưới xe… Đến lần thứ 2, khi khách khác lên xe, tài xế này cất vali một cách khó chịu, ném vali vào lưng ghế em đang ngồi nhưng em vẫn còn giữ được bình tĩnh nên cũng chỉ báo lại cho tổng đài. Khi tổng đài gọi cho tài xế thì tài xế nói chuyện một cách rất khó chịu rồi xảy ra cãi cọ với em", Q. kể.Đỉnh điểm, khi xe đến địa phận TX.Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), tài xế cho xe tấp vào lề, lao về phía Q. ngồi rồi dùng tay bóp cổ và đánh tới tấp vào mặt.Đáng chú ý, sau khi xảy ra vụ ẩu đả, tài xế này còn bỏ tất cả khách lại dọc đường rồi rời đi. Số hành khách này (bao gồm cả Q.) sau đó được một xe khác đến đón để tiếp tục hành trình."Sau khi bị tài xế đánh, em phải bỏ dở kỳ thi cuối kỳ, đồng thời đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ chẩn đoán em bị chấn động não, tổn thương vùng mắt. Hôm qua (30.12), đại diện phía nhà xe H.V cũng đã đến thăm và xin lỗi em", Q. kể lại.Chiều nay 31.12, trao đổi với PV Thanh Niên, một đại diện phía nhà xe H.V xác nhận có sự việc trên và đã cho tài xế đánh hành khách thôi việc. Phía quản lý của nhà xe cũng đã gặp khách hàng để xin lỗi vì sự việc."Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi xảy ra sự việc vừa rồi. Qua đây cũng rút kinh nghiệm và khắc phục chất lượng dịch vụ, cam kết sẽ không để xảy ra việc tương tự", đại diện công ty H.V nói.
Chiến sự Ukraine ngày 764: Nga 'có bằng chứng' Kyiv liên quan vụ khủng bố nhà hát
Chiều 13.2, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án luật tại 1 hoặc 2 kỳ họp; nếu dự án luật lớn, nhiều điều, khoản có tính chất phức tạp thì có thể xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp.Tại dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật tại 1 kỳ họp, trừ trường hợp dự thảo chưa được thông qua thì Quốc hội xem xét, quyết định lùi thời điểm thông qua để tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tiếp theo hoặc trình lại.Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) ủng hộ đề xuất tại dự thảo, cho rằng đây là một sự thay đổi rất lớn và bứt phá, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng pháp luật.Theo ông Khải, việc rút gọn quy trình thông qua 1 kỳ họp sẽ tạo sự kịp thời trong điều chỉnh chính sách, nhất là những vấn đề cấp bách, khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản.Đề xuất trên còn giúp cắt giảm 1 bước trình Quốc hội, giảm tải công việc cho cơ quan lập pháp, tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực.Tuy vậy, rút ngắn thời gian thông qua luật cũng đặt ra những thách thức. Điển hình là chất lượng lập pháp có nguy cơ giảm, thiếu thời gian phản biện và lấy ý kiến của xã hội, gây áp lực lớn lên các cơ quan lập pháp…Để giải quyết, đại biểu Khải kiến nghị xây dựng quy trình thẩm định nghiêm ngặt trước khi trình Quốc hội, tăng cường vai trò các ủy ban của Quốc hội trong công tác thẩm tra dự thảo.Đồng thời, bổ sung quy trình tham vấn từ sớm, ngay khi xây dựng các chính sách; bắt buộc tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi, ít nhất là trong vòng 60 ngày; tăng cường năng lực tài chính và nhân sự; ứng dụng trí tuệ nhân tạo…Nêu quan điểm khác, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) dẫn thực tế cho thấy một số dự án luật dù đã được xây dựng, lấy ý kiến rất kỹ nhưng khi trình Quốc hội thì vẫn còn rất nhiều các ý kiến khác nhau. Từ việc phản biện, không ít vấn đề lớn đã được tiếp thu, chỉnh sửa.Do vậy, bà Nga đề nghị giữ nguyên quy trình thông thường, thông qua các dự án luật của Quốc hội là 2 kỳ họp, với trường hợp cần thiết thì hiện đã có quy định về trình tự, thủ tục rút gọn. "Nếu vội vàng quá chúng ta khó có thể làm kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng chất lượng của văn bản được thông qua", bà nói.Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) dù nhất trí với dự thảo, nhưng cũng bày tỏ băn khoăn về nguy cơ "rất hạn chế quyền tham gia đóng góp, góp ý của các vị đại biểu".Ông Hòa kiến nghị làm sao cho đại biểu Quốc hội được tham gia phát biểu nhiều hơn, trước khi thông qua dự thảo luật phải có thời gian để cho đại biểu góp ý. Vị đại biểu dẫn thực tế khi thông qua dự thảo luật hiện nay là "bấm nút thông qua, không có đại biểu nào phát biểu". Với 2 kỳ họp thì được, nhưng nếu rút còn 1 kỳ họp thì phải thiết kế thêm thời gian để đại biểu phát biểu, "khi bấm nút thông qua đại biểu rất vui vẻ, hài lòng".Giải trình trước các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, theo quy trình hiện hành, ngay từ khi lập chương trình và phân công soạn thảo, chúng ta đã xác định luật nào thì thông qua 1 kỳ họp, luật nào thì thông qua tại 2 kỳ họp. "Việc này căn cứ vào đánh giá của chúng ta về tính chất quan trọng của luật đó", ông Ninh nói.Tuy nhiên, theo quy trình được đề xuất tại dự thảo luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ là cơ quan quyết định chính sách để làm cơ sở xây dựng dự thảo luật, trình Quốc hội."Vai của Chính phủ bây giờ là chịu trách nhiệm đến cùng, do vậy, Chính phủ thấy khi nào đủ điều kiện, đủ chất lượng thì trình ra Quốc hội", ông Ninh nhấn mạnh. Trường hợp dự thảo luật đưa ra Quốc hội mà Quốc hội thấy không đủ điều kiện để thông qua thì vẫn có thể thông qua tại các kỳ tiếp theo. Tức là về nguyên tắc, luật có thể thông qua 1 kỳ nhưng nếu không đủ chất lượng thì vẫn có thể thông qua tại kỳ tiếp theo.
Hổ Chí Minh
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư